Chương trình tập huấn do các chuyên gia đến từ các đơn vị giàu kinh nghiệm trong công tác xây dựng và quản lý bài giảng điện tử tại Hà Nội: Thầy Khoa Anh Việt – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Truyền thông & Học liệu – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội; Thầy Lại Minh Tấn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin – Viện Đại học Mở Hà Nội, Thầy Đinh Tuấn Long – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ học liệu – Viện Đại học Mở Hà Nội và các cộng sự đến chia sẻ kinh nghiệm sản xuất bài giảng điện tử cho cán bộ giảng viên Khoa Ngoại ngữ.
Về phía Khoa Ngoại ngữ – ĐHTN có TS. Lê Hồng Thắng – Bí thư Đảng ủy, Trưởng Khoa Khoa Ngoại ngữ; thầy Triệu Quang Việt – Tổ trưởng Tổ Đào tạo; cô Nguyễn Ngọc Hường – Tổ trưởng Tổ TT-TV; lãnh đạo các Bộ môn của Khoa cùng đại diện giảng viên của các Bộ môn tới tham dự.
TS. Lê Hồng Thắng phát biểu khai mạc Hội nghị
Tại Hội nghị, Thầy Khoa Anh Việt đã giới thiệu cho các giảng viên của Khoa Ngoại ngữ với những nội dung: trải nghiệm khóa học Online, cách thức xây dựng bài giảng điện tử; kịch bản quay video; quy trình quay một video bài giảng điện tử. Đặc biệt, tại buổi tập huấn, các giảng viên của Khoa cũng được thử nghiệm ghi hình video bài giảng với nội dung gắn liền với nội dung mà thầy/cô đang giảng dạy.
Thầy Khoa Anh Việt tập huấn cho giảng viên của Khoa
Với nội dung thứ 2, thầy Lại Minh Tấn, thầy Đinh Tuấn Long cùng các cộng sự đã chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng bài giảng điện tử của Viện Đại học Mở và giới thiệu những nội dung về mô hình lớp học đảo chiều, các thành phần của học liệu điện tử, quy trình xây dựng bài giảng điện tử. Bên cạnh đó, giảng viên của Khoa cũng được thực hành thực tế về xây dựng bài giảng điện tử qua các phần mềm như Storyline3, Goldwave,…
Thầy Khoa Việt Anh hướng dẫn giảng viên Khoa Ngoại ngữ xây dựng bài giảng điện tử
Qua đợt tập huấn này, cán bộ giảng viên của Khoa Ngoại ngữ đã có những trải nghiệm và hiểu rõ hơn về quy trình xây dựng một bài giảng điện tử theo chuẩn Elearning, hiểu các bước xây dựng bài giảng điện tử bắt đầu từ khâu xây dựng kịch bản theo đúng mục tiêu bài giảng, form chương trình đến việc tích hợp các thành phần audio, video, nội dung tương tác… để có được một bài giảng điện tử hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các giảng viên của Khoa cũng có thêm kinh nghiệm khi tự mình bắt đầu một bài giảng như thế nào, phải kết hợp với những ai và sử dụng những kỹ thuật gì để có được một bài giảng như mong muốn.
Một số hình ảnh tại buổi tập huấn: