STT |
Tên khóa học/ đề tài, sản phẩm |
Đối tượng hợp tác |
Thời gian |
Mục tiên khóa học/ đề tài |
Đầu mối phụ trách |
1. | Sử dụng Microsoft Onenote trong điều hành quản lý thông tin công việc
|
Các nhà quản lý;
Giáo viên, giảng viên; Học sinh, sinh viên
|
5 tiết
|
Kết thúc khóa bồi dưỡng, học viên có thể sử dụng thành thạo Onenote vào hoạt động quản lý/giảng dạy/học tập. Cụ thể như sau:
Tạo các sổ ghi chép khác nhau cho các mảng công việc khác nhau. Viết ghi chú, chèn ảnh, chèn tư liệu Lưu giữ sổ ghi chép của mình trực tuyến Chia sẻ và hợp tác với người khác Đồng bộ trên các thiết bị (máy tính, điện thoại, máy tính bảng vv). |
Khoa Anh Việt, Nguyễn Thị Lan Hường
|
2. | Sử dụng Hot Potatoes để tạo các bài tập tương tác | Giáo viên, giảng viên | 10 tiết | Kết thúc khóa bồi dưỡng, học viên có thể sử dụng các loại công cụ để tạo bài tập tương tác.
+ JQuiz: Dùng tạo các bài tập hỗ trợ 4 loại câu hỏi “đa lựa chọn”, “câu hỏi trả lời ngắn”, “câu hỏi lai” và “câu hỏi nhiều câu trả lời”. + JCloze: Gồm các bài tập điền vào chỗ trống. +JCross: Tạo bài tập dạng trò chơi ô chữ Crosswords. + JMix: Môđun dùng để tạo các câu hỏi sắp xếp các từ/cụm từ lộn xộn thành một câu/đoạn hoàn chỉnh theo yêu cầu. + JMatch: Tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. + The Masher: Công cụ để quản lý khi có số lượng lớn các bài thi và câu hỏi |
Nguyễn Tiến Dũng
|
3. | Sử dụng các phần mềm âm thanh và video để sản xuất học liệu | Giáo viên, giảng viên | 10 tiết | Kết thúc khóa bồi dưỡng học viên sẽ được giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các phần mềm xử lý âm thanh phổ biến (Goldwave, Audacity, v.v…) và phần mềm xử lý video (Windows Media Maker, Adobe Video Maker, v.v…).
|
Nguyễn Thái Bình + Nguyễn Xuân Khánh |
4. | Ứng dụng Web 2.0 trong dạy học ngoại ngữ | Giáo viên, giảng viên | 10 tiết | Kết thúc buổi bồi dưỡng, học viên có thể đánh giá, lựa chọn các Công cụ Web 2.0 phù hợp với hoàn cảnh dạy học.
Cụ thể, học viên sẽ được trải nghiệm các phần mềm như Forvo, Web Speech API để dạy phát âm; Quizlet, Lextutor để dạy từ vựng; Penzu, Eyeplorer để dạy môn viết; ESL Video, Listen and Write để dạy môn nghe; TokBox, Vocaroo để dạy kĩ năng nói. |
Khoa Anh Việt, Nguyễn Thị Lan Hường |
5. | Ứng dụng Hệ thống Quản trị học tập Moodle trong dạy học
|
Các nhà quản lý đào tạo, quản trị, hỗ trợ hệ thống.
Người dạy tổ chức giảng dạy trực tuyến hay cấp phát học liệu. Người học tham gia khóa học, truy cập tài nguyên môn học. |
20 tiết | Moodle là hệ thống hỗ trợ cho việc học tập trực tuyến mã nguồn mở. Hệ thống cho phép tổ chức các khóa học trên mạng, là môi trường tạo lập, cấp phát, quản trị nội dung học tập.
Kết thúc khóa học, học viên có thể: hiểu và trình bày khái niệm chung về ứng dụng hệ thống quản lý học tập vào dạy học hiểu và trình bày được cách thức đưa nội dung học tập, hoạt động tương tác, làm bài tập và kiểm tra đánh giá trên hệ thống. biết cách tổ chức hoạt động dạy học, quản trị môn học
|
Khoa Anh Việt, Trịnh Hải Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng |
6. | Ứng dụng CNTT vào dạy học ngoại ngữ ở bậc tiểu học | Giáo viên tiểu học | 50 tiết
(10 tiết trên lớp + 40 tiết trực tuyến) |
Kết thúc khóa bồi dưỡng, học viên có thể nắm bắt và sử dụng các công cụ phục vụ giảng dạy ngoại ngữ như tìm dữ liệu, xử lí dữ liệu về âm thanh và hình ảnh, sử dụng PowerPoint trong thiết kế trò chơi, Hot Potatoes (soạn bài tập trắc nghiệm), một số công cụ cơ bản Web 2.0 | Khoa Anh Việt
Nguyễn Thị Lan Hường |
7. | Ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc trung học | Giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông | 50 tiết
(10 tiết trên lớp + 40 tiết trực tuyến) |
Kết thúc khóa học, học viên có thể:
– hiểu và trình bày cái khái niệm cơ bản trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ, các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ. – hình thành và phát triển các kĩ năng khai thác và sử dụng kỹ thuật và công nghệ vào việc dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng: tìm kiếm, đánh giá, xử lí các thông tin liên quan đến văn bản, âm thanh, hình ảnh, phần mềm; sử dụng các thiết bị multimedia; tạo lập blog, wiki. |
Khoa Anh Việt
Nguyễn Thị Lan Hường |
8. | Ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc đại học | Giảng viên | 50 tiết
(20 tiết trên lớp + 30 tiết trực tuyến) |
Kết thúc khóa học, học viên có thể:
– hiểu và trình bày cái khái niệm cơ bản trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ, các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ. – hình thành và phát triển các kĩ năng khai thác và sử dụng kỹ thuật và công nghệ vào việc dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng: tìm kiếm, đánh giá, xử lí các thông tin liên quan đến văn bản, âm thanh, hình ảnh, phần mềm; sử dụng các thiết bị multimedia; tạo lập blog, wiki, và làm quen với hệ thống quản lí học tập Moodle, hệ thống đào tạo trực tuyến, v.v… . |
Khoa Anh Việt
Nguyễn Thị Lan Hường |
9. | Ứng dụng Moodle trong kiểm tra, đánh giá trực tuyến | Giáo viên, giảng viên | 20 tiết | Moodle là hệ thống hỗ trợ cho việc học tập trực tuyến mã nguồn mở. Hệ thống cho phép tổ chức các khóa học trên mạng, là môi trường tạo lập, cấp phát, quản trị nội dung học tập.
Kết thúc khóa học, học viên có thể sử dụng các công cụ có sẵn của Moodle để thiết kế các bài kiểm tra theo các kĩ năng nghe, nói, đọc viết |
Khoa Anh Việt,
Nguyễn Thị Lan Hường Trịnh Hải Tuấn Nguyễn Tiến Dũng |
10. | Ứng dụng các công cụ đóng gói bải giảng để xây dựng bài giảng điện tử | Giáo viên, giảng viên | 10 tiết | Kết thúc khóa học, học viên có thể sử dụng các công cụ như Ispring, Lecture Maker, Adobe Presenter để xây dựng bài giảng điện tử | Khoa Anh Việt,
Trịnh Hải Tuấn Nguyễn Tiến Dũng |
11. | Khai thác hiệu quả trang thiết bị trong dạy học | Giáo viên, giảng viên | 10 tiết | Kết thúc khóa học, học viên có thể đánh giá, áp dụng các kiến thức để sử dụng các trang thiết bị (băng đĩa, bảng tương tác, phòng máy, v.v…) hiệu quả trong dạy học. | Khoa Anh Việt,
Nguyễn Thị Lan Hường Trịnh Hải Tuấn Nguyễn Tiến Dũng |
12. | Phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ ứng dụng | Giảng viên | 100 tiết (40 tiết trên lớp, 60 tiết trực tuyến) | Kết thúc khóa học, học viên có thể hiểu và trình bày về các phương pháp nghiên cứu như Nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu dân tộc học, nghiên cứu trường hợp điển hình, nghiên cứu hành động, v.v… Ngoài ra, học viên có thể bắt đầu lựa chọn đề tài nghiên cứu và tiến hành các bước nghiên cứu đề tài. | Lê Hùng Tiến
Khoa Anh Việt |
13. | Chương trình bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy Shaping the Way We Teach English | Giảng viên đại học, cao đẳng | 140 tiết (70 tiết trên lớp, 70 tiết trực tuyến) | Kết thúc khóa học, học viên có thể hiểu và áp dụng các nội dung dưới đây trong hoàn cảnh dạy học một phù hợp: Ngữ cảnh hóa ngôn ngữ; Xây dựng nhận thức ngôn ngữ; Kỹ năng tích hợp; Hoạt động cặp – nhóm; Phản hồi người học; Quản lý lớp đông; Chiến lược học tập; Tư liệu thực; Kĩ năng tư duy phê phán & sáng tạo; Đánh giá đan xen; Khác biệt người học; Người học nhỏ tuổi; Quan sát đồng nghiệp; Giảng dạy suy ngẫm – phản ánh | Nguyễn Lân Trung
Nguyễn Thị Lan Hường Khoa Anh Việt Trịnh Hải Tuấn Nguyễn Tiến Dũng |
14. | Sử dụng Endnote trong nghiên cứu | Giảng viên đại học, cao đẳng | 5 tiết | Kết thúc khóa bồi dưỡng, học viên có thể hiểu và sử dụng phần mềm Endnote trong quản lý học liệu và trích dẫn trong khi viết nghiên cứu | Khoa Anh Việt |
15. | Dạy học thế kỷ 21 – một số vấn đề phương pháp và ứng dụng CNTT | Giáo viên phổ thông/đại học | 30 tiết | Kết thúc khóa học, học viên có thể biết cách tổ chức các hoạt động dạy-học nhằm phát triển các kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh sinh viên, đặc biệt là thông qua việc ứng dụng CNTT. | Nguyễn Thị Lan Hường, Khoa Anh Việt |