THAM LUẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG TẠI HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Tham luận của Hiệu trưởng tại Hội nghị Triển khai Giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 của Đề án “Dạy và Học Ngoại ngữ trong Hệ thống Giáo dục Quốc dân Giai đoạn 2008 – 2020”

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NNQG 2020 TRONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020,

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐHQGHN

Đặt vấn đề

Bối cảnh toàn cầu hoá với tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động, cạnh tranh, Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của TPP, đã tạo ra thách thức đối với ngành giáo dục nói chung và giáo dục ngoại ngữ nói riêng. Thách thức đó đòi hỏi phải đào tạo được nguồn nhân lực Việt Nam có đủ năng lực, trình độ để tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Đối với giáo dục ngoại ngữ, một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải đào tạo đội ngũ lao động Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, một cách thành thạo, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển đất nước.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới, Đề án Dạy và Học Ngoại ngữ trong Hệ thống Giáo dục Quốc dân Giai đoạn 2008 – 2020 (gọi tắt là Đề án NNQG 2020 hay Đề án trong bài viết này) đặt ra mục tiêu “đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa …..”. Từ đó, Đề án cũng hướng tới chuẩn hoá năng lực ngoại ngữ cho học sinh các cấp trong hệ thông giáo dục quốc dân, cho cán bộ viên chức và người lao động để từng bước nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, góp phần vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Là một cơ sở đại học đào tạo chuyên ngữ có truyền thống và bề dày kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong thời kỳ đất nước đang hội nhập nhanh, sâu và rộng trong khu vực và trên thế giới. Ngay từ khi Đề án được triển khai, từ năm 2008 cho đến nay, Trường đã tích cực tham gia các hoạt động của Đề án, có những đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực như bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ngoại ngữ các cấp, phát triển công tác khảo thí ngoại ngữ, từng bước nâng cao năng lực khảo thí ngoại ngữ quốc gia, đáp ứng yêu cầu của giáo dục ngoại ngữ trong tình hình mới. Trong giai đoạn tiếp theo, từ 2016 – 2020 và hướng tới 2025, phát huy kinh nghiệm và thế mạnh của mình, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN sẽ tiếp tục triển khai hoạt động của Đề án với ba nhiệm vụ trọng tâm, đó là phát triển Trung tâm Bồi dưỡng Giáo viên Ngoại ngữ, Trung tâm Khảo thí Ngoại ngữ và Trung tâm Công nghệ Thông tin và Học liệu Ngoại ngữ của nhà trường. Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, cùng góp phần hiện thực hoá mục tiêu kế hoạch của Nhà trường, của Đại học Quốc gia Hà Nội, đóng góp chung vào sự phát triển của giáo dục ngoại ngữ của Việt Nam trong những năm tới.

1. Phát triển Trung tâm Bồi dưỡng Giáo viên Ngoại ngữ

Ngay từ khi Đề án NNQG 2020 được triển khai, công tác bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ luôn luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu bởi lẽ chất lượng của đội ngũ giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng và kết quả của quá trình dạy học. Mặc dù công tác bồi dưỡng giáo viên trong thời gian qua, từ năm 2011 – 2015, đã đạt được một số thành tựu nhất định. Song thực tế cho thấy hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Trước hết, các chương trình bồi dưỡng chưa mang tính thường xuyên, liên tục; thời gian bồi dưỡng tương đối ngắn và thường được tổ chức 1 lần hoặc cho đến khi giáo viên đạt chuẩn là kết thúc; các hoạt động tiếp nối sau bồi dưỡng để hướng dẫn người học áp dụng những nội dung đã được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy là không có. Mặt khác, các hoạt động bồi dưỡng còn dàn trải ở nhiều cơ sở do nhiều đơn vị bồi dưỡng tổ chức, mà ở đó thiếu sự giám sát chặt chẽ của đơn vị quản lý cấp trên, thiếu tính đồng đều về chất lượng bồi dưỡng, tính thống nhất và liên thông trong các nội dung và chương trình bồi dưỡng. Thêm vào đó, nhiều đơn vị bồi dưỡng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng của đội ngũ giảng viên, chưa đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương thức giảng dạy, chưa làm chủ chương trình bồi dưỡng, còn lúng túng trong khâu tổ chức, kiểm tra đánh giá, xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng thường bị áp đặt, định trước mà không xuất phát từ nhu cầu, điều kiện thực tế của giáo viên nên tính ứng dụng của chương trình đối với giáo viên còn khá hạn chế, vẫn xảy ra tình trạng một thời gian ngắn sau bồi dưỡng, các kỹ năng, kiến thức được tập huấn bị rơi vào lãng quên hoặc ít có điều kiện áp dụng. Tất cả các yếu tố này khiến cho công tác bồi dưỡng giáo viên trong thời gian qua không hiệu quả và chưa đạt được kết quả như mong đợi, mới giải quyết một phần yêu cầu trước mắt của công tác bồi dưỡng mà chưa đáp ứng mục tiêu lâu dài giúp giáo viên hình thành động cơ, nhu cầu và thói quen tự học, tự bồi dưỡng, cùng đồng nghiệp trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, cùng xây dựng đội ngũ nhà giáo có chất lượng, hướng tới mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ khả năng sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển đất nước.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và thực hiện thành công mục tiêu của Đề án, trong thời gian tới, công tác bồi dưỡng giáo viên của Nhà trường sẽ có những đổi mới tích cực, tập trung vào bốn điểm như sau:

(1) công tác bồi dưỡng giáo viên phải được tiến hành thường xuyên trong suốt năm học thay vì tập trung vào một thời gian nhất định trong năm. Khi đó, giáo viên mới có cơ hội được học tập, bồi dưỡng liên tục, thường xuyên, giúp họ dần dần có động cơ và nhu cầu học tập, chủ động lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp để nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp cần thiết, đáp ứng theo yêu cầu đòi hỏi. Có như vậy, hoạt động bồi dưỡng mới đạt được mục tiêu cuối cùng: biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, giúp giáo viên hình thành thói quen học tập suốt đời.

(2) việc bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống. Cụ thể là các nội dung bồi dưỡng phải có tính thống nhất, được sắp xếp có một cách khoa học, có tính tầng bậc trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giữa nội dung dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp, giữa nội dung lý thuyết và nội dung thực hành, hay giữa nội dung của các mô-đun trong cùng một chương trình đều phải được tổ chức theo một trình tự hệ thống, có logic sao cho nội dung bồi dưỡng trước sẽ là tiền đề cho nội dung bồi dưỡng sau. Tính hệ thống còn được thể hiện ở sự liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng theo các bậc trình độ dành cho giáo viên ở các bậc học. Tính hệ thống còn là sự thống nhất giữa các đơn vị bồi dưỡng về nội dung, phương thức tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá khi thực hiện cùng một chương trình bồi dưỡng. Có như vậy, hoạt động bồi dưỡng giáo viên mới đảm bảo tính đồng bộ và tính hệ thống.

(3) việc bồi dưỡng giáo viên phải sát thực. Điều này có nghĩa nội dung bồi dưỡng giáo viên cần bám sát nhu cầu thực tế, xuất phát từ những đề xuất của người học, chứ không phải bị định trước, bị áp đặt từ trên xuống của các bậc quản lý, khiến cho công tác bồi dưỡng mang tính chất hình thức, bắt buộc và kém hiệu quả. Nói một cách khác, bồi dưỡng giáo viên không chỉ là việc đào tạo lại hay bổ sung những kiến thức, kỹ năng giáo viên còn thiếu mà, quan trọng hơn, là hoạt động hỗ trợ giúp giáo viên áp dụng những lý thuyết, phương pháp sư phạm đã được bồi dưỡng vào thực tiễn giảng dạy. Vì thế, hoạt động bồi dưỡng giáo viên cần gắn với thực tiễn giảng dạy, giúp giáo viên giải quyết những khó khăn vướng mắc gặp phải trong thực tế lớp học. Ngoài ra, hoạt động bồi dưỡng cũng cần tránh nặng về lý thuyết mà cần tăng thêm thời lượng, nội dung thực hành và, quan trọng hơn, cần có quá trình hướng dẫn giúp giáo viên ứng dụng những kiến thức đã học khi triển khai hoạt động dạy học ngoại ngữ trong lớp học. Chẳng hạn, trong nội dung các chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh tới đây, những kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học cần thiết sẽ được trang bị cho giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông để triển khai một cách hiệu quả chương trình ngoại ngữ phổ thông mới 10 năm. Có như vậy, hoạt động bồi dưỡng mới thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế của người học.

(4) việc bồi dưỡng giáo viên phải có tính hiệu quả. Điều này được thể hiện ở chỗ các chương trình bồi dưỡng phải mang tính thiết thực, giúp người học có nhiều cơ hội thực hành và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế giảng dạy, giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ đạt chất lượng cao hơn. Tính hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng cũng còn được thể hiện ở mức độ hài lòng của học viên đối với các nội dung và phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, bằng sự đánh giá tốt của đơn vị tiếp nhận và sử dụng giáo viên về chất lượng giảng dạy của giáo viên sau khi tham gia bồi dưỡng.

Ngoài ra, để nâng cao tính hiệu quả của công tác bồi dưỡng, hoạt động tiếp nối sau bồi dưỡng cũng cần được chú trọng, trong đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tổ chức bồi dưỡng và đơn vị tiếp nhận, sử dụng giáo viên sau bồi dưỡng để tạo điều kiện giúp giáo viên tiếp tục tự học, tự bồi dưỡng, không ngừng nghiên cứu ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giảng dạy thực tế, góp phần ngày một nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại địa phương/cơ sở.

Rõ ràng, công tác bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ và chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở các bậc học. Tuy nhiên, để mang lại kết quả như mong đợi, hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ cần phải có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm đảm bảo những yêu cầu cụ thể sau đây:

Thứ nhất, phải có sự nhận thức đúng đắn của toàn xã hội, đặc biệt của các giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên; cần có hoạch định về chính sách, văn bản pháp quy tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng cũng như những biện pháp hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho giáo viên và các cơ sở giáo dục tham gia quá trình bồi dưỡng. Trước mắt, các cơ quan quản lý giáo dục cần ban hành các thể chế quy định việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên hàng năm là bắt buộc. Theo đó, giáo viên sẽ phải đăng ký tham gia bồi dưỡng trực tuyến thường xuyên trong năm và ít nhất một lần trong một năm được cử tham gia bồi dưỡng trực tiếp tại một trong những đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ bồi dưỡng.

Thứ hai, việc tổ chức bồi dưỡng cần được thống nhất thực hiện bởi các cơ sở hay trung tâm bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ trọng điểm đặt tại các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngữ lớn, có uy tín, có đủ khả năng và kinh nghiệm tổ chức hoạt động bồi dưỡng có chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, thường xuyên, liên tục.

Thứ ba, công tác tổ chức bồi dưỡng giáo viên cần được triển khai theo mô hình bồi dưỡng mới, trên cơ sở vừa kế thừa những thành quả của hoạt động bồi dưỡng hiện nay, vừa tích hợp những cập nhật mới nhất về hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn giảng dạy ở Việt Nam.

Về phía người học/ giáo viên tham gia bồi dưỡng, cần có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; có động cơ học tập đúng đắn và hình thành thói quen học tập suốt đời, không ngừng nâng cao các phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp.

Về phía các cơ sở/ trung tâm bồi dưỡng, cần xác định đúng vai trò và thực hiện tốt trách nhiệm của đơn vị bồi dưỡng, tổ chức và quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng giáo viên một cách tích cực, hiệu quả. Để đạt được điều đó, đơn vị bồi dưỡng phải có bộ phận chuyên trách tổ chức công tác bồi dưỡng, có đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia giảng dạy và thường xuyên nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên, tìm hiểu và gắn bó với thực tế giảng dạy của giáo viên, có những trải nghiệm thực tế trong môi trường giảng dạy ngoại ngữ tại cơ sở để tiến hành xây dựng và tổ chức được những chương trình bồi dưỡng có nội dung phù hợp, thiết thực với nhu cầu của giáo viên, chia sẻ những kinh nghiệm học tập và giảng dạy, hướng dẫn giáo viên tự nghiên cứu nâng cao trình độ và vận dụng những kiến thức đã học vào giảng dạy thực tế. Ngoài ra, trung tâm bồi dưỡng cũng cần làm tốt công tác hậu cần, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn với các thiết bị dạy học phù hợp, hiện đại, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, điều kiện ăn ở cho giáo viên. Hơn nữa, trung tâm cũng cần có mối quan hệ hợp tác tốt với các sở giáo dục đào tạo, các trường phổ thông trong và ngoài địa bàn để đưa giáo viên đi thăm quan thực hành thực tế, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, liên hệ đưa giáo viên sang thăm quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm tại các cơ sở bồi dưỡng giáo viên trong và ngoài nước áp dụng mô hình đào tạo tiên tiến đáng được học tập, nhân rộng….

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chương trình bồi dưỡng chính là các trung tâm bồi dưỡng giáo viên phải có nguồn nhân lực có khả năng xây dựng và tổ chức các chương trình, nội dung bồi dưỡng mang tính thực hành, ứng dụng cao, sát với nhu cầu thực tế của giáo viên; có khả năng thiết kế và tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng phong phú, đa dạng, kết hợp linh hoạt hình thức bồi dưỡng trực tuyến với bồi dưỡng trực tiếp và tự học của học viên cho phù hợp hợp với điều kiện hoàn cảnh của học viên; có sự phối hợp tốt với các đơn vị khác được giao nhiệm vụ bồi dưỡng để cùng thống nhất tổ chức các chương trình bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp kiểm tra đánh giá, tạo mặt bằng chung về chất lượng bồi dưỡng trong toàn hệ thống.

Trong kế hoạch hoạt động thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên theo Đề án của nhà trường trong thời gian tới, các chương trình bồi dưỡng giáo viên do nhà trường tổ chức sẽ có nhiều nội dung phong phú, không chỉ chuyên sâu về nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, mà còn chú trọng tăng cường phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ khác của giáo viên như năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong lớp học, hướng dẫn phương pháp khai thác sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh một cách hiệu quả (theo chương trình ngoại ngữ mới 10 năm), năng lực tổ chức và quản lý lớp học ngoại ngữ (lớp đông và đa trình độ), năng lực thiết kế bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ cho học sinh; nâng cao khả năng phát âm và dạy phát âm; xây dựng mục tiêu bài giảng; thiết kế giáo án và chỉnh sửa, biên soạn tài liệu giảng dạy…. Với mục tiêu lấy chất lượng làm trọng, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN sẽ cố gắng đáp ứng tốt hơn nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các bậc học, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đề án giao.

2. Phát triển Trung tâm Khảo thí Ngoại ngữ

Trung tâm Khảo thí Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN được thành lập năm 2012 với chức năng thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá ngoại ngữ, xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi đánh giá và tổ chức bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ khảo thí ngoại ngữ.

Để nâng cao chất lượng khảo thí và phục vụ nhu cầu khảo thí ngoại ngữ của mọi thành phần trong xã hội, trong những năm qua, trung tâm đã triển khai các hoạt động khảo thí ngoại ngữ của nhà trường và của Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần tích cực đổi mới việc dạy-học, kiểm tra đánh giá, thi tuyển sinh và thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ ở các bậc đào tạo. Trong khuôn khổ Đề án NNQG 2020, hoạt động khảo thí của nhà trường cũng đã có những đóng góp đáng kể tạo tiền đề cho năng lực khảo thí ngoại ngữ quốc gia phát triển.

Trong bối cảnh quốc tế, đất nước và ngành giáo dục hiện nay, hoạt động khảo thí của nhà trường vẫn tiếp tục hướng tới việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ với ba mục tiêu cụ thể dưới đây:

(1) trong tiến trình hội nhập và quốc tế hoá, để giúp người Việt Nam cạnh tranh với lao động nước ngoài trong thị trường lao động khu vực và trên thế giới về năng lực sử dụng ngoại ngữ, mà chủ yếu là tiếng Anh, mục tiêu của khảo thí là đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ của người Việt Nam theo một chuẩn chung,  tương đương với chuẩn quốc tế, nhằm đưa ra minh chứng đối sánh năng lực ngoại ngữ của người Việt Nam và người nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu này, nhiệm vụ của khảo thí ngoại ngữ hiện nay là xây dựng các công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ có chất lượng quốc tế phục vụ nhu cầu khảo sát ngoại ngữ của mọi đối tượng người Việt Nam. Bên cạnh công cụ đánh giá tốt, nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá, hoạt động khảo thí còn cần có các yếu tố khác như: (i) nguồn nội lực có chất lượng, đó là những cán bộ khảo thí chuyên trách (bao gồm cán bộ ra đề thi, chấm thi, tổ chức thi, quản lý hoạt động khảo thí …) biết sử dụng các công cụ đánh giá đó một cách hiệu quả; (ii) điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra đánh giá ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế, và (iii) hệ thống quản lý với các quy định chặt chẽ đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quy trình kiểm tra đánh giá. Tất cả các yếu tố này cũng cần phải đạt chất lượng quốc tế, để đảm bảo kết quả đánh giá ngang bằng với chất lượng quốc tế và được quốc tế công nhận.

(2) quá trình thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam, trong đó có kiểm tra đánh giá, đặt ra nhiệm vụ cho khảo thí (i) xác định chuẩn đầu ra của từng bậc học, tạo nên sự nối tiếp liên thông giữa các bậc học trong tổng thể chương trình giáo dục, đảm bảo trang bị các năng lực cần thiết cho lực lượng lao động tương lai của Việt Nam và (ii) giúp định hướng cho quá trình dạy và học, trong đó có đánh giá thường xuyên nhằm thực hiện các mục tiêu đầu ra của chương trình đào tạo. Các nhiệm vụ này đòi hỏi khảo thí ngoại ngữ trong bối cảnh mới của ngành giáo dục không chỉ phải xây dựng các công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các chuẩn đầu ra cho từng bậc học, mà còn phải bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên ngoại ngữ trong toàn hệ thống về công tác kiểm tra, đánh giá và lập kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy và học theo chuẩn đầu ra. Mặc dù kiểm tra, đánh giá là khâu thiết yếu trong quá trình dạy và học, nhưng chưa bao giờ tầm quan trọng của nó trở nên cấp bách như hiện nay.

(3) từng bước nâng cao nội lực và năng lực quốc gia về khảo thí ngoại ngữ. Mục tiêu này nhằm giảm sự lệ thuộc của khảo thí ngoại ngữ và qua đó là cả hệ thống giáo dục ngoại ngữ của Việt Nam vào các hệ thống khảo thí, dạy và học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, của quốc tế. Cụ thể, việc sử dụng phổ biến các công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài như các bài thi IELTS, TOEFL, Cambridge… của người Việt Nam hiện nay khiến cho việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam vô hình chung biến Việt Nam là một ‘thị trường’ tiêu thụ các tài liệu luyện thi, và rộng hơn là các tài liệu giảng dạy của các tập đoàn, tổ chức khảo thí và giáo dục quốc tế. Chỉ khi Việt Nam có các công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ riêng có chất lượng và được quốc tế công nhận, và xây dựng hệ thống các tài liệu, chương trình giảng dạy trên cơ sở hệ thống đánh giá của riêng mình, thì mới có thể đảm bảo được tính độc lập, tự chủ và trên hết là sự bền vững trong khảo thí và giáo dục ngoại ngữ.

Những mục tiêu được phân tích trên đây đặt ra các nhiệm vụ sau cho khảo thí ngoại ngữ trong giai đoạn tiếp theo:

Một là, xây dựng, hoàn thiện và phổ biến các công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Với hai công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Anh bậc 2 (VSTEP.2) và bậc 3-5 (VSTEP 3-5) do Trường ĐHNN – ĐHQGHN xây dựng và mới được Bộ GD & ĐT ban hành, một mặt cần có những hoạt động quảng bá như tổ chức các sê-mi-na, phát hành các tài liệu giới thiệu định dạng đề thi… . Mặt khác, các định dạng đề thi này cũng cần tiếp tục được hoàn thiện đảm bảo chất lượng của công cụ khảo thí, chẳng hạn cần tiến hành nghiên cứu xác trị đề thi, nghiên cứu tác động của các đề thi này đối với việc dạy và học tiếng Anh cho đối tượng sau phổ thông …. .

Bên cạnh đó, cần xây dựng và ban hành các công cụ đánh giá năng lực tiếng Anh ở các bậc khác (ví dụ: bậc 1, bậc 3, bậc 5) hay công cụ đánh giá năng lực các ngoại ngữ khác đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm tạo thêm nhiều cơ hội đánh giá năng lực cho các đối tượng khác nhau tại Việt Nam.

Trong tương lai, với những ứng dụng của công nghệ thông tin, hoạt động khảo thí cũng cần có những nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm hình thức kiểm tra, đánh giá trên máy tính và thi trực tuyến, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dự thi.

Hai là, phát triển đội ngũ cán bộ khảo thí chuyên trách. Đây chính là điều kiện thiết yếu để thực hiện các mục tiêu của khảo thí và đảm bảo chất lượng của khảo thí ngoại ngữ. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện các công tác khảo thí như ra đề thi, chấm thi, coi thi và tổ chức thi cũng như cán bộ quản lý và đảm bảo chất lượng khảo thí …

Ba là, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi/ ngân hàng đề thi có chất lượng. Bên cạnh việc xây dựng các công cụ đánh giá (định dạng đề thi) có chất lượng, việc xây dựng ngân hàng các câu hỏi thi và đề thi theo các định dạng này cũng cần phải thực hiện trên cơ sở đảm bảo chất lượng, có độ tin cậy cao. Điều này đòi hỏi các trung tâm khảo thí phải có đội ngũ cán bộ khảo thí chuyên trách có đủ năng lực, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy trình ra đề thi, quy trình tổ chức và hoạt động của ngân hàng đề thi.

Bốn là, tư vấn xây dựng các văn bản pháp lý về khảo thí. Để tạo điều kiện cho công tác khảo thí đi vào hoạt động một cách thống nhất và có chất lượng, một số văn bản pháp lý trong lĩnh vực khảo thí ngoại ngữ cần tiếp tục được ban hành. Với những kinh nghiệm tổng kết từ hoạt động khảo thí trong thời gian qua, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN sẽ tích cực tham gia tư vấn với Đề án NNQG 2020, Bộ GD-ĐT xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy, tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng của các hoạt động này trong hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới.

Năm là, từng bước đạt được công nhận quốc tế đối với đánh giá năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. Công nhận quốc tế đối với kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ của Việt Nam là yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu của đội ngũ lao động trong điều kiện chính trị-xã hội hiện tại. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu có chất lượng và công bố những kết quả nghiên cứu đó trên các diễn đàn khu vực và quốc tế để từng bước đạt được sự công nhận quốc tế đối với đánh giá năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. Các nghiên cứu này có thể bao gồm nghiên cứu đối sánh công cụ đánh giá của Việt Nam với các định dạng bài thi quốc tế, nghiên cứu tính tương thích của các công cụ đánh giá hay định dạng bài thi với Khung CEFR/ Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam…

Sáu là, cùng góp phần xây dựng hệ thống các Trung tâm Khảo thí Ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế. Để nâng cao năng lực khảo thí quốc gia và được thế giới công nhận kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ ngang bằng với chuẩn quốc tế, cần phải xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí ngoại ngữ trong nước lấy mục tiêu chất lượng làm ưu tiên hàng đầu. Số lượng các trung tâm này không nên nhiều và trước mắt nên đặt tại các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngữ lớn bởi đây là những nơi mới có các nghiên cứu chuyên sâu về tác động của khảo thí đối với quá trình dạy học, các nghiên cứu nhằm gia tăng tính chính xác, chất lượng các công cụ khảo sát đánh giá ngoại ngữ… Chỉ khi đặt tại các trường đại học thì các trung tâm khảo thí mới đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ, đội ngũ cán bộ khảo thí chuyên trách, cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc, và quy trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế … . Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, cần có sự thống nhất cao trong tất cả các khâu của quy trình khảo thí như xây dựng ngân hàng tiểu mục đề thi, bảo mật đề thi, in đề thi, tổ chức thi, chấm thi, xét kết quả thi và cấp chứng chỉ, và đặc biệt quan trọng là tinh thần làm việc trách nhiệm, khách quan, công tâm của đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí để có một chuẩn đánh chung, một mặt bằng chung về tương quan giữa văn bằng chứng chỉ và trình độ năng lực đạt được.

Với mong muốn cùng góp phần xây dựng một hệ thống Trung tâm Khảo thí Ngoại ngữ có chất lượng và phát triển bền vững, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm tham gia các hoạt động khảo thí ngoại ngữ của Đề án, tổ chức các khoá bồi dưỡng cho cán bộ ra đề thi, chấm thi nói, chấm thi viết và cán bộ tổ chức thi, chuyển giao quy trình tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung NLNN 6 bậc … cho các trung tâm trong toàn hệ thống.

3. Phát triển Công nghệ Thông tin và Trung tâm Học liệu Ngoại ngữ:

Ở bất cứ cơ sở giáo dục nào, đặc biệt ở bậc đại học, để thực hiện tốt các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi phải có những điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ kèm theo phục vụ việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên. Trong số đó, hoạt động của Trung tâm Công nghệ Thông tin và Học liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo bởi giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin và tài liệu để tra cứu xây dựng bài giảng, học viên cần ứng dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo để tự học, tự nghiên cứu nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ.

Xác định rõ vai trò quan trọng của công nghệ thông tin và học liệu đối với các quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Học liệu trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới và đầu tư nhiều hơn về nguồn tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ nghiên cứu và học tập. Trung tâm chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bổ sung nguồn tài liệu tra cứu và tham khảo là chính, với mục đích giúp bạn đọc mở rộng phạm vi học tập và nghiên cứu của mình ngoài những kiến thức được học trên lớp. Hàng năm, Trung tâm dành một nguồn kinh phí nhất định để bổ sung, cập nhật nguồn tài liệu mới theo hướng bám sát, phù hợp với chương trình học, đồng thời mạnh dạn đầu tư vào các loại hình tài liệu mới như cơ sở dữ liệu trực tuyến, sách, báo điện tử với mong muốn đem đến cho bạn đọc ngày càng nhiều nguồn thông tin hơn. Với nỗ lực không ngừng cải thiện dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dạy và người học, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Học liệu của nhà trường đã sắp xếp, bố trí không gian đọc sách thân thiện, thường xuyên bổ sung, xây dựng mới thêm nhiều chương trình học ngoại ngữ trực tuyến để bạn đọc tự học, tự nghiên cứu.

Trong thời gian tới, với tác động mạnh mẽ của công nghệ số và với nguồn kinh phí còn hạn hẹp, Nhà trường rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư kinh phí của Đề án để phát triển nguồn học liệu, đặc biệt là nguồn học liệu mở, học liệu trực tuyến với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, có tính tương thích cao với các loại phương tiện cầm tay như điện thoại di động, máy tính cá nhân …, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học truy cập, khai thác và sử dụng. Ngoài ra, Đề án cũng cần có sự chỉ đạo chung, khuyến khích sự liên thông giữa các trung tâm thư viện học liệu của các cơ sở giáo dục trong cả nước, tiến tới thành lập mạng lưới các trung tâm học liệu ngoại ngữ trực tuyến toàn quốc, tạo thêm nhiều cơ hội tra cứu, khai thác tài liệu, phục vụ việc nghiên cứu và học tập của bạn đọc trên cả nước, trong đó có giảng viên và sinh viên, các cán bộ, giáo viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

Kết luận

Trong kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Đề án của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN trong các năm từ 2016-2020 và hướng tới 2025, việc phát triển ba trung tâm, Trung tâm Bồi dưỡng Giáo viên Ngoại ngữ, Trung tâm Khảo thí Ngoại ngữ và Trung tâm Công nghệ Thông tin và Học liệu Ngoại ngữ được coi là ba nhiệm vụ chính, có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp nhà trường hoàn thành các trọng trách Đề án giao trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng giáo viên và kiểm tra đánh giá ngoại ngữ. Ba trung tâm tuy hoạt động độc lập, có nội dung khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và đều hướng tới một mục tiêu chung, đó là nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Bởi vậy, đẩy mạnh sự phát triển của ba trung tâm này sẽ góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường, của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Để án NNQG 2020 trong giai đoạn tới.

POWERPOINT SLIDES

 

Buy Discount EXIN ISO20KF Questions

These labels provide the precise EXIN ISO20KF Questions latitude and longitude of the Exin Certification ISO20KF location where the photo was taken. Let s go out and walk, said Peter. She laughed and didn t answer, ISO / IEC 20000 Foundation leaving ISO20KF Questions him Exin Certification ISO20KF Questions the phone number at home. Linda EXIN ISO20KF Questions After we finished, we were going to EXIN ISO20KF Questions talk. Call the mouse girl. On the way back, an eager person walked up to me.

Exin Certification ISO20KF East Dongzi lived The hand of Li Lao stick. After the death of Dongba, is it that Xibatian Exin Certification ISO20KF Questions is the only one in the world The broken shoes EXIN ISO20KF Questions have indulged again My brother Li is of course powerful. Where is Liu EXIN ISO20KF Questions EXIN ISO20KF Questions Haizhu s hope ISO / IEC 20000 Foundation of continuing to live In the city, he carries a ISO20KF Questions sinless charge.

Recalling when EXIN ISO20KF Questions he and his eldest brother to hold barber shop, save money for his brother read high school placed much hope, always want to start from him that Dong should lose that razor. The next one or two months, early in the morning, noon, night, Jia Cheng wholeheartedly into the renovation project, people boil a thin circle. To solve the city leaders and their relatives to help people say 20 million yuan, all affixed to your grasp of 10 million yuan maneuver and ISO20KF Questions policy flexibility of 6 million yuan, but also squeezed from the policy framework of four million Yuan s fund raiser, http://www.testkingdump.com/ISO20KF.html which Exin Certification ISO20KF is difficult, the focus of hot spots. ISO / IEC 20000 Foundation Golden Boy first opened the car in the municipal government fleet, and then open the double row seat , mostly for administrative staff handling furniture, office EXIN ISO20KF Questions supplies, can not always be promoted to the head to open the car, enjoy less than spicy share, so that he Psychological imbalance.

Bài liên quan